Biệt thự là những công trình kiến trúc có kiến trúc độc đáo và sang trọng, được thiết kế để thể hiện sự giàu có và đẳng cấp của chủ nhân. Tùy vào văn hóa, phong cách kiến trúc và yêu cầu của chủ nhân, biệt thự được thiết kế với nhiều phong cách khác nhau trên thế giới. Dưới đây là một số phong cách biệt thự điển hình trên thế giới.
1. Phong cách kiến trúc Tuscan, Italia
Biệt thự kiểu Tuscan nổi tiếng với những đường nét đơn giản và tinh tế, pha trộn giữa nghệ thuật và thiên nhiên. Tầm nhìn của biệt thự thường được thiết kế với quang cảnh đồng ruộng và núi non.
Kiến trúc phong cách Tuscan chủ yếu là xây kết cấu tự nhiên, vật liệu lát nền theo hình dạng thông thường, sử dụng gạch màu phù hợp, tường được sơn bằng thạch cao hoặc màu sáng. Phong cách này ứng dụng chất thiệu thép, đá và đất nung, kết hợp những hoa văn chạm khắc độc đáo để tạo điểm nhấn cho cả không gian nội thất và ngoại thất.
Về mảng xanh, Tuscan thường được tô điểm với các loại cây thường xanh, cây bụi nhỏ và cỏ được cho mọc tự nhiên.
2. Phong cách kiến trúc Á Đông, Nhật Bản
Kiến trúc biệt thự kiểu Nhật nổi tiếng với kiến trúc tối giản và tinh tế, sử dụng chủ yếu các màu sắc tự nhiên và đơn giản. Các vật liệu sử dụng chủ yếu là gỗ và đá, với nhiều cây xanh và khu vườn nhỏ.
Biệt thự kiểu Nhật được chia thành 2 trường phái là cổ điển và hiện đại. Kiến trúc Nhật cổ điển sẽ mang thuần văn hóa Nhật Bản trong từng đường nét, kết hợp hài hoà giữa phong thuỷ đất và nước mang lại không gian mở gần gũi với thiên nhiên cho gia chủ. Kiến trúc Nhật hiện đại được cách tân chú trọng hơn đến ánh sáng và không khí tự nhiên, thay thế những gam màu cơ bản bằng nhóm màu sắc bắt mắt hơn, sử dụng nội thất hiện đại tạo nét sang trọng cho không gian biệt thự.
3. Phong cách kiến trúc Art Deco, Pháp
Phong cách này bắt nguồn từ thập niên 1920 và 1930 tại Pháp, sau đó được lan rộng ra khắp thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và các nước thuộc địa của Pháp. Biệt thự kiểu Art Deco được thiết kế với những đường nét đơn giản, pha trộn giữa kiến trúc cổ điển và nghệ thuật hiện đại. Kiến trúc nhấn mạnh vào yếu tố hình học, tạo nên sự nổi bật tự nhiên bằng các hoạ tiết cách điệu theo văn hoá địa phương hay nhiều nền văn hoá cổ đại trên thế giới.
Chất liệu sử dụng chủ yếu của phong cách này là gạch, đá, và kim loại. Nội thất được kết hợp nhiều chất liệu khác nhau, nhận diện bằng đèn pha lê, kính thuỷ tinh trắng hoặc thuỷ tinh màu, tạo điểm nhấn cho không gian bằng những bức tranh nghệ thuật, tượng trang trí hoặc các yếu tố tôn giáo sẽ rất ấn tượng.
4. Phong cách kiến trúc Địa Trung Hải, Hy Lạp
Được bắt nguồn từ Hy Lạp, vùng đất của biển xanh, gió lộng và những quả olive căng mọng, kiến trúc biệt thự kiểu Địa Trung Hải nổi tiếng với các chi tiết kiến trúc phong phú, tôn vinh văn hóa bản địa. Các đường nét uốn cong được ứng dụng thường xuyên trên các lối ra vào và cửa sổ mang lại sự đặc trưng trong phong cách kiến trúc này.
Phong cách kiến trúc Địa Trung Hải ứng dụng những gam màu sắc gắn liền với cảnh quan nơi đây, có thể kể đến là màu xanh của biển, màu xanh olive, màu trắng của cát biển, màu vàng nhạt của nắng, màu tím hoa oải hương. Nét kiến trúc tao nhã, mang sự thư thái thoải mái và phóng khoáng của thiên nhiên vào không gian sống.
5. Phong cách kiến trúc Colonial, Anh
Phong cách kiến trúc Colonial được thiết kế dựa trên kiến trúc các thuộc địa của Anh, nổi bật với các chi tiết kiến trúc phức tạp và phong cách sang trọng. Biệt thự kiểu Colonial thường có các ban công rộng, được chống đỡ với những cột gỗ ấn tượng tạo nên nét đặc trưng điển hình.
Phong cách này chuyên ứng dụng gỗ tự nhiên vào toàn bộ cấu trúc, bên cạnh đó vẫn có một số khu vực sử dụng đá hoặc gạch để thay thế, tuy nhiên gỗ vẫn là chất liệu chủ đạo. Nét đối xứng trong kiến trúc ở phong cách Colonial và bố trí 5 cửa sổ cho tầng trên cũng là đặc điểm nhận dạng rõ rệt nhất.
Phong cách Colonial mang tông màu trắng làm chủ đạo để tôn vinh lên những chi tiết trang trí. Về phần nội thất cũng thường sử dụng màu trắng, nội thất trang trí gỗ sẽ nổi bật trên nền trắng. Các loại thảm, vải nhung, gấm, kim loại cũng được ứng dụng để mang lại sự sang trọng cho không gian.
6. Phong cách kiến trúc Bauhaus, Đức
Phong cách kiến trúc Bauhaus được phát triển tại Đức vào thập niên 1910 và 1920. Biệt thự kiểu Bauhaus nổi bật với thiết kế đơn giản, gọn gàng và tinh tế, sử dụng chủ yếu các màu sắc đen, trắng và xám. Tập trung tối ưu công năng của các vật dụng nội thất, kiến trúc bên ngoài của Bauhaus không cầu kỳ, tập trung cho các đường thẳng dứt khoát, gần giống với phong cách Minimalism nổi tiếng.
Chất liệu sử dụng trong phong cách Bauhaus chủ yếu là thép và kính. Phong cách này luôn đề cao các sản phẩm được tạo nên bởi nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ, vì vậy vật dụng nội thất luôn đảm bảo được công năng và tính thẩm mỹ thông qua ngôn ngữ hình học, hình khối làm cơ sở để phát triển ý tưởng.
Phong cách Bauhaus mang lại sự dễ chịu với không gian mở và sự kết hợp hài hoà giữa bố cục, màu sắc, không gian và hình thái.
7. Phong cách kiến trúc Cổ Điển, Châu Âu
Phong cách kiến trúc cổ điển được bắt nguồn từ các quốc gia phương Tây với nét đặc trưng là những hoạ tiết cầu kỳ, tỉ mỉ, trau chuốt hơi hướng văn hoá Châu Âu cổ điển.
Có thể thấy phong cách này đề cao sự cân đối hài hoà trong kiến trúc, bố cục luôn cân xứng và được sắp xếp rất khoa học. Ứng dụng sự cầu kỳ đậm nét Châu Âu làm nổi bật sự sang trọng, quý phái của gia chủ. Phong cách cổ điển tận dụng những gam màu đậm để trang trí, hoàn toàn đối lập với phong cách hiện đại.
8. Phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển
Biệt thự theo phong cách kiến trúc Tân Cổ Điển được đánh giá khá cao khi dành cho những chủ đầu tư muốn thể hiện cá tính thông qua nét thẩm mỹ của ngôi nhà. Phong cách Tân Cổ Điển có sự giao thoa giữa cổ điển và hơi hướng hiện đại tạo nên một bức tranh nghệ thuật cao cấp.
Phong cách cũng lược bỏ bớt những chi tiết rườm rà thường thấy ở phong cách cổ điển. Sử dụng chất liệu vải, gỗ làm chủ đạo trong nội thất, nhấn nhá với các đường phào chỉ đặc trưng tạo nên sự thanh tao, mềm mại của không gian sống. Màu sắc của phong cách Tân cổ điển xoay quanh gam màu trung tính làm chủ đạo, một số thiết kế còn sử dụng những màu sắc như xanh, đỏ, tím hoặc vàng để tạo điểm nhấn mang lại hiệu ứng thị giác đặc sắc.
9. Phong cách kiến trúc Hiện Đại
Biệt thự phong cách hiện đại tập trung cho sự tiện nghi, lượt bỏ nhiều nét trang trí rườm rà của phong cách cổ điển. Phong cách này rất lý tưởng cho nhiều gia chủ vì sự tối giản trong thiết kế nhưng vẫn giữ được sự sang trọng, đặc biệt là chi phí xây dựng sẽ thấp hơn những phong cách kể trên.
Phong cách hiện đại là “ngôi nhà” của gam màu trung tính, được thể hiện qua những chất liệu cấu thành: thép, gỗ, kính, xi măng. Nội thất của biệt thự phong cách hiện đại thường sử dụng đồ nội thất rời, tuỳ vào mức độ đầu tư nên không yêu cầu khắt khe trong việc trang trí. Hơn nữa, đồ nội thất phong cách hiện đại rất phổ biến nên có thể dễ dàng tìm kiếm trên thị trường.
Trên đây là một số phong cách biệt thự điển hình trên thế giới. Mỗi phong cách đều mang đến sự độc đáo và tinh tế riêng của nó, phản ánh sự giàu có và đẳng cấp của chủ nhân, và đồng thời thể hiện nét văn hóa và truyền thống kiến trúc của từng quốc gia.
Nếu bạn đã chọn được phong cách yêu thích thì hay tham khảo tiếp “Danh sách 20 đơn vị thiết kế kiến trúc uy tín tại Việt Nam" để cùng các kiến trúc sư thực hiện căn nhà mơ ước nhé!
*Bài viết mang tính chất tham khảo, thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp kiến thức mà bạn đọc đang tìm kiếm. Trân trọng!
*Nguồn nội dung: Tổng hợp
*Nguồn hình ảnh: Internet
Tác giả: admin